Hành trình lên tay tượng Chúa Kito Vua ở Vũng Tàu

Tháng 7 năm 2016, công ty Hưng đi tham quan ở Vũng Tàu. Ngày cuối cùng, mọi người được đi tham quan tượng Chúa Kito Vua, điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch nơi đây. Sau đây Hưng sẽ trình bày trải nghiệm hành trình leo lên tay tượng Chúa Kito Vua nhé.

1. Giới thiệu tượng chúa Kito Vua

Tượng Chúa Kitô Vua (tượng Đức Chúa dang tay) là bức tượng Chúa Giêsu được đặt trên đỉnh núi Tao Phùng (núi Nhỏ) của thành phố Vũng Tàu, đây là là tượng Chúa Kitô lớn nhất thế giới, lớn hơn cả bức tượng Chúa Cứu thế nổi tiếng ở Rio de Janeiro, Brazil.

Tượng có chiều cao 32 mét, chiều dài hai cánh tay là 18,4 mét; đặt trên bệ khối chạm hình Chúa và 12 tông đồ. Bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, chạy từ bệ lên cổ tượng. Đường lên tượng có 811 bậc thang cao 176m. Trong lòng tượng có thể chứa được 100 khách tham quan cùng một lúc.

a. Quá trình xây dựng, giai đoạn 1:

Đầu những năm 70 của thế kỷ 20, giáo xứ Vũng Tàu do linh mục Nguyễn Minh Tri cai quản đã dự định xây một tượng đài Chúa Giêsu ở mũi Nghinh Phong, Ô Quắn cao 10 mét và bệ tượng cao 5 mét. Công việc được khởi sự từ năm 1972 nhưng đến ngày 17 tháng 01 năm 1973, thị trưởng Vũng Tàu là đại tá Vũ Huy Tạo ra lệnh tạm ngưng thi công vì có đơn khiếu nại của bên Giáo hội Phật giáo nói rằng đây là vùng đất của họ. Nhiều cuộc họp thương lượng giữa hai bên tôn giáo diễn ra với sự chủ trì của chính quyền, kết quả đã dẫn đến thoả hiệp kết ngày 16 tháng 2 năm 1974. Theo đó, Giáo hội Phật giáo toàn quyền sử dụng mũi Nghinh Phong, còn Giáo hội Công giáo thì xây dựng các công trình trên núi Tao Phùng với diện tích 10 hecta.

Ngày 16 tháng 02 năm 1974, Giáo hội Công giáo đã dỡ bỏ bức tượng ở Nghinh Phong. Ngày 18 tháng 03 năm 1974, chính quyền địa phương cho phép Giáo hội Công giáo xây dựng tượng đài Chúa Giêsu trên núi Tao Phùng và họ bắt đầu tiến hành xây dựng. Công trình hoàn thành giai đoạn 1 thì xảy ra Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 nên phải ngưng lại.

b. Quá trình xây dựng, giai đoạn 2:

Ngày 28 tháng 01 năm 1992, sau nhiều lần Toà Giám mục Xuân Lộc đề nghị, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cho phép linh mục Trần Văn Huyên – quản xứ Vũng Tàu được tiếp tục công việc sửa chữa, tu bổ lại tượng Chúa Kitô vua trên núi Tao Phùng. Thời điểm này, bức tượng đã bị hoang phế và xuống cấp, cỏ dại mọc um tùm, cuộn cáp đồng chống sét cũng bị mất trộm.

Núi Tao Phùng cao 176 mét so với mực nước biển, khí hậu khắc nghiệt và gió to, nắng lớn. Vì vậy, tượng đài không thể giữ lại thiết kế như ban đầu năm 1972 mà đã phải thiết kế lại cả về quy mô, kết cấu. Vật liệu hầu hết lấy từ trong nước, trừ xi măng trắng nhập ngoại. Cát, sỏi khai thác dưới sông Đồng Nai, đá cẩm thạch lấy từ hòn Non Nước (Đà Nẵng). Khó khăn lớn nhất là việc chuyển hàng ngàn tấn vật liệu lên đỉnh núi. Việc đào móng cũng rất vất vả vì trên đỉnh núi là một hệ thống địa đạo bằng bê tông được xây dựng rất chắc chắn dưới thời Pháp thuộc.

Ban xây dựng do linh mục Tổng đại diện Đa Minh Nguyễn Chu Trinh làm trưởng ban, giáo dân Công giáo trong và ngoài nước góp công, góp của. Phần kỹ thuật bê tông do kỹ sư Nguyễn Quảng Đức phụ trách; phần mỹ thuật do điêu khắc gia Văn Nhân cùng với 50 thợ lành nghề thi công. Điêu khắc gia Văn Nhân (hiện đang định cư ở nước ngoài) đã hoàn thành các bức phù điêu dang dở ở chân tượng. Vì tuổi cao, không đủ sức leo hơn 800 bậc đá mỗi ngày nên ông ngồi dưới chân núi chỉ đạo các học trò làm việc từng ngày cho đến khi hoàn tất.

Với những nỗ lực của Giáo phận Xuân Lộc và Giáo hội Công giáo Việt Nam thì tượng đài được hoàn thiện sau hai năm tu sửa. Ngày 01 tháng 12 năm 1994, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật đã chính thức khánh thành khu tượng đài Chúa Kitô Vua trên đỉnh núi Tao Phùng.

2. Hành trình lên tay tượng Chúa Kito Vua

Sáng dậy, làm vệ sinh cá nhân xong tập trung ở sảnh, sau đó đi ăn sáng, thực đơn ăn sáng là buffet 3 miền, gồm các món hộp gà ốp la, chả lụa, xíu mại, bánh mì, mì, phở, bánh ướt, bánh bèo,… ăn xong thì đoàn chia thành hai đội hình, những người đi tham quan tượng Chúa Kito đi ra một xe, còn ai về nhà ngủ nghỉ thì đi xe còn lại. Quãng đường từ nhà hàng đến tượng Chúa Kito khoảng 5 phút, rất gần nhưng rất dốc. Sau đó đến nơi, mọi người băng qua đường và vào cổng.

1920px-%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_l%C3%AAn_n%C3%BAi_Ch%C3%BAa_V%C5%A9ng_T%C3%A0u

Đường lên tượng Chúa

Hành trình lên tay tượng Chúa Kito Vua bắt đầu bằng việc chinh phục Núi Tao Phùng, như đã trình bày ở trên thì đoạn đường lên có 811 bậc thang và cao 176m, mới đi được 30 bậc là đuối rồi 😥 Đúng là dân văn phòng ngồi máy lạnh ít vận động sức khỏe bị yếu đi. Đứng nghỉ mệt tí rồi tiếp tục bước từng bước tiếp, dọc đường đi có nhiều nơi để nghỉ chân, chặng dừng đầu tiên có bán nước, cà phê, mũ, dép, quà lưu niệm do các nữ tu dòng Mến Thánh Giá phụ trách. Hai bên đường có nhiều hoa và tượng thiên thần rất đẹp. Ngoài ra ở một chỗ dừng chân có khẩu pháo thần công từ thời Pháp thuộc.

du-lich-vung-tau-tuong-chua-giesu-kito-h2

Quang cảnh hai bên đường lên tượng Chúa

4

Khẩu pháo thần công

quang-canh-bien-tren-duong-di-2-v1

Quang cảnh biển trên đường đi

Sau một hồi bắt nhịp được với quy trình leo, leo 100 bước nghỉ mệt 5 phút, mọi thứ đi vào hoạt động 1 cách trơn tru, cách 50 bậc thang có ghi số bậc thang đã leo, thông tin được cung cấp đầy đủ về quá trình leo một cách rất chuyên nghiệp nên Hưng cảm thấy yên tâm khi lần đầu tiên leo núi.

Sau 30 phút cũng đến được bậc thang 811, chân tượng Chúa Kito Vua. Bắt đầu đi vòng vòng tham quan, xung quanh chân tượng  có 50 ghế đá để du khách ngồi cầu nguyện và ngắm cảnh. Chỗ bệ đặt chân tượng là các bức tượng chạm hình Chúa Giêsu trao chìa khóa cho Thánh Phêrô, Bữa Tiệc ly và Chúa Giêsu bị đóng đinh. Dưới nữa là một bản sao tượng Ðức Mẹ sầu bi màu trắng, bức tượng nổi tiếng được coi là của Michelangelo chạm hình Ðức Mẹ ẵm xác Chúa Giêsu.

T%C6%B0%E1%BB%A3ng_Ch%C3%BAa_Kit%C3%B4_Vua_%E1%BB%9F_V%C5%A9ng_T%C3%A0u_2016_%2801%29

Toàn cảnh tượng Chúa

Sức lực đã hồi phục lại, giờ là lúc leo lên tay tượng Chúa Kito, đi vòng ra phía sau chỗ cổng vào thì có một người đàn ông canh gác, ổng kêu để lại tất cả mọi thứ: chai nước, dép,… ở lại, nên nhờ mấy đồng nghiệp leo xong rồi giữ giùm rồi đi vào trong. Bên trong tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, cao 32m chạy từ bệ lên cổ tượng, cầu thang rất hẹp, chỉ đủ cho 1 người đi. Khi leo cầu thang giữ im lặng, tâm tĩnh, vì ta đang ở trong lòng Chúa, bước thật chậm, đều. Cứ như vậy sau 5 phút đã đến cổ tượng Chúa Kito, bắt đầu chờ đợi, vì cánh tay chỉ chứa được tối đa 3 người nên ai tham quan xong đi xuống mới đến lượt người khác, đợi hết 10 phút mới đến lượt mình, cổng ra từ cổ đến tay tượng Chúa rất nhỏ nên phải khom xuống chui ra.

Vậy là đã đến nơi, hên sau được đứng ngoài cùng, nơi có tầm quan sát rộng nhất, gió thổi mạnh, mát nhưng hơi sợ, quang cảnh biển và thành phố Vũng Tàu kết hợp với nhau hài hòa, tạo nên quang cảnh không thể chê vào đâu được. Hướng phía bàn tay của Chúa có gắn những bàn chông sắt để không cho mọi người leo lên phòng trừ tai nạn đáng tiếc xảy ra. Mọi người đứng hơn 5 phút là xuống còn mình lây nhây ngắm cảnh, hít thở không khí, chụp hình, tận hưởng thành quả hơn 15 phút nên không biết mọi người đứng ở trong có ý kiến gì không mrgreen

quang-canh-nhin-ra-bien-v1

Quang cảnh nhìn ra biển

chup-hinh-tren-tay-tuong-chua-kito-v1

Chụp hình trên tay tượng Chúa Kito

quang-canh-ngon-nui-v1

Quang cảnh ngọn núi

quang-canh-chi-co-the-thay-duoc-tu-tay-tuong-chua-kito-v1

Quang cảnh chỉ có thể thấy được từ tay tượng Chúa Kito

chup-hinh-tren-tay-tuong-chua-kito-2-v1

Chụp hình trên tay tượng Chúa Kito

3. Xuống núi Tao Phùng ra về, kết thúc chuyến đi

Rồi, mục tiêu đã hoàn thành, bắt đầu đi xuống, như Hưng đã trình bày ở trên đây là nơi tôn nghiêm cần phải giữ im lặng tuyệt đối tự nhiên có 2 vợ chồng người miền Tây cãi nhau ỏm tỏi vì giành ẳm con do cầu thang quá chật, la làng la xóm một cách bất lịch sự, phá vỡ sự yên tĩnh đáng có, rất thất vọng với cách hành xử ở nơi công cộng.

Quá trình đi xuống khó khăn hơn rất nhiều vì giờ người lên rất đông, đứng chật hết cả cầu thang, cầu thang chỉ dành cho 1 người đi, nên giờ đi xuống 2 bên phải cố gắng khép nép luồn lách qua nhau. Sau 5 phút thì về đến chân tượng, uống tí nước rồi lấy đồ xuống núi ra về. Đường về đi xuống nên không tốn sức, 10 phút là tới, tới chân núi làm thêm cây kem rồi ra xe đi về biệt thự. Hành trình lên tay tượng Chúa Kito Vua cũng là lần đầu tiên leo núi diễn ra thành công tốt đẹp.

dmca-badge-w150-2x1-02

Về tác giả Hung Le

Thích đi du lịch, đọc sách, nghe nhạc không lời, tìm hiểu cái mới

Theo dõi tôi tại:

Bình luận